Xây dựng, bồi dưỡng cho văn hóa làm việc nhóm là tạo ra một giá trị rất lớn về mặt cộng tác giữa các thành viên trong nhóm của bạn. Trong môi trường làm việc, mọi người đều nhận ra và tin rằng “Không ai trong số chúng ta tốt hơn tất cả chúng ta”. Đúng vậy, mọi việc, mọi vấn đề sẽ được giải quyết nhanh chóng và hiệu quả hơn rất nhiều nếu như mọi người có sự hợp tác. Tuy nhiên, ở hầu hết các công ty, tổ chức, văn hóa làm việc nhóm gần như không tồn tại.
Nếu để cho bạn lấy ví dụ về một nơi làm việc có sự hợp tác khăng khít giữa các thành viên, nhân viên, liệu bạn có lấy ví dụ được không? Những khảo sát tại Mỹ cho thấy rằng tại đa số các trường học, công ty lớn hay nhỏ thì học sinh và nhân viên nơi đây đều được “dạy” rằng: chiến thắng là tất cả, luôn luôn phải cố gắng vươn lên hàng đầu.Nhưng, những bài học liên quan đến làm việc nhóm, xây dựng văn hóa nhóm lại bị bỏ qua, coi nhẹ.
Bài viết này sẽ khiến bạn nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa làm việc nhóm cũng như cách để làm nó xuất hiện trong tổ chức của bạn:
VĂN HÓA LÀM VIỆC NHÓM LÀ CHUẨN MỰC CHO TỔ CHỨC CỦA BẠN
Bạn đang muốn tìm giải pháp khác cho sự hiệu quả của công việc? Hãy lấy ví dụ liên quan đến một công ty cỡ vừa; bộ phận bán hàng nhận ra rằng nếu như trả lương cho nhân viên dựa trên doanh số mà họ đạt được, nhân viên sẽ làm việc rất độc lập vì họ chỉ chú ý vào khách hàng của họ. Nhưng nếu áp dụng hình thức chia đều hoa hồng cho mỗi nhân viên bán hàng, tinh thần làm việc nhóm của cả đội sẽ tăng lên một cách đáng kể! Đó là một minh chứng cho việc bạn phải làm sao để văn hóa nhóm là chuẩn mực cho công ty của mình.
Không chỉ vậy, các thế hệ Baby Boomer( thế hệ có độ tuổi từ 40-50), thế hệ X (độ tuổi từ 30-40), thế hệ Y( độ tuổi từ 20) là các thế hệ khác nhau, suy nghĩ khác nhau nhưng giờ đây đều cùng trên một chiến tuyến trong tổ chức của bạn! Để công việc luôn được phát triển một cách ổn định, bắt buộc bạn phải có những chiến thuật giúp tổ chức của bạn có sự đoàn kết và thấu hiểu lẫn nhau. Và văn hóa nhóm dường như là yếu tố bắt buộc để sợi dây gắn kết giữa ba thế hệ này trở nên bền chặt.
Phải thừa nhận rằng, điều đó là vô cùng khó nhưng nếu bạn làm được, chiến thắng gần như đã nằm trong tay bạn. Hãy cùng tham khảo và tìm hiểu những điều dưới đây, những hành động mà bạn buộc phải làm để cho văn hóa làm việc nhóm tồn tại được, duy trì được ở công ty bạn:
- Với tư cách là người quản lý, bạn cần phải đứng lên nêu rõ kỳ vọng của mình:tinh thần teamwork là yếu tố bắt buộc để tạo nên thành công trong công việc. Không ai có thể một mình gánh vác hay đảm nhiệm toàn bộ quá trình của công việc được. Qúa trình đó phải được tạo nên nhờ sự tương tác, tiếp nhận, trao đổi giữa các thành viên với nhau
- Toàn bộ nhân viên sẽ làm việc tương tác với nhau, tương tác với nhóm và tương tác với cả các nhóm khác
- Luôn luôn đề cao tầm quan trọng của teamwork mỗi khi bạn họp bàn công việc với đội ngũ nhân viên của mình
- Công nhận và trao thưởng cho teamwork xuất sắc: Những ai làm việc cá nhân dù có được thành tích cao cũng không nên được thưởng nhiều hơn những thành viên làm việc theo nhóm. Lương thưởng, chế độ đãi ngộ,… nên được phân chia dựa vào cả tiêu chí đóng góp, thành tựu trong công việc lẫn việc tham gia tích cực vào các hoạt động nhóm
- Hệ thống quản lý cần đặt trọng tâm nhiều hơn vào tinh thần đồng đội của thành viên trong công ty. Từ đó, mỗi thành viên có thể nhận thức được tầm quan trọng của teamwork trong công việc
LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÁT TRIỂN TEAMBUILDING CHO NHÓM
Sau khi đã xây dựng được cốt lõi cho văn hóa nhóm thì bạn cần phải củng cố được tinh thần teambuilding đó ngày một càng cao hơn. 5 cách dưới đây sẽ giúp bạn làm được điều đó:
- Hình thành, tạo lập các đội để giải quyết các vấn đề trong công việc một cách nhanh chóng. Bạn cần sử dụng tối ưu tinh thần teamwork của cả nhóm, không nên để lãng phí quá nhiều thời gian cho những cuộc họp nặng nề, không cần thiết. Thay vào đó, hãy để các đội, các thành viên tự có sự tương tác, trao đổi công việc
- Tổ chức các cuộc họp với từng nhóm để xem xét các dự án cũng như tiến độ của công việc. Trong những cuộc họp đó, hãy để các nhóm là người phát biểu chính, đưa ra các ý kiến, phản biện lẫn nhau.
- Xây dựng những lịch trình, cơ hội để công ty đi chung cùng nhau. Đó có thể là bữa trưa ăn cùng nhau, một buổi xem thể thao chung với nhau, một buổi đi bộ cùng nhau hay cũng có thể là một buổi dã ngoại với nhau,… Bạn cũng có thể tổ chức các câu lạc bộ thể thao cho công ty và duy trì nó hoạt động một cách lâu dài!
- Dùng icebreakers trong những cuộc họp nhóm. Đối với những nhóm chưa thực sự thân thiết thì Icebreakers chính là công cụ hiệu quả để gắn kết hơn các thành viên trong nhóm với nhau. Các hoạt động Icebreakers có thể chỉ kéo dài 10 phút hoặc ngắn hơn nhưng nó lại có tác dụng rất lớn tới tinh thần teamwork của cả nhóm
- Hoan nghênh tinh thần làm việc của nhóm xuất sắc nhất trước toàn thể công ty. Việc làm này không chỉ khiến cho nhóm được tuyên dương cảm thấy tự hào mà còn khích lệ các nhóm khác, tạo ra sự cạnh tranh công bằng trong công ty của bạn!