Home » Du lịch » KINH NGHIỆM DU LỊCH CHÙA HƯƠNG TẾT ẤT MÙI

KINH NGHIỆM DU LỊCH CHÙA HƯƠNG TẾT ẤT MÙI

Chùa Hương là một địa danh nổi tiếng ở miền Bắc. Đây là một khu quần thể chùa chiền nằm rải rác từ chân núi Hương Tích cho đến tận đỉnh núi trong đó chùa Hương Tích là chùa trung tâm. Để tới được chùa Hương du khách phải đi thuyền qua dòng suối nhỏ rồi mới tiếp tục đến các đền, chùa khác. Vào mùa lễ hội. từ tháng 1 đến tháng 3 chính là mùa mà du khách đi du lịch Chùa Hương nhiều nhất. Tuy nhiên , du khách có thể đi tour này quanh năm. Hãy cùng Netviet Travel điểm qua những kinh nghiệm du lịch Chùa Hương Tết Ất Mùi này nhé.

Đường đi du lịch chùa Hương

Từ Hà Nội có 2 con đường dẫn tới chùa Hương:

  1. Đi từ đường Nguyễn Trãi theo hướng Hà Đông, đến ngã ba Ba La thì rẽ trái theo hướng Vân Đình, đi tầm 40km, đến Tế Tiêu rẽ trái rồi hỏi đường đi chùa Hương.
  2. Theo hướng Quốc lộ 1A (Pháp Vân – Cầu Giẽ), đến nút giao Đồng Văn thì rẽ phải vào Quốc lộ 38 chỗ có cầu vượt, sau đó chạy thêm tầm 15km theo hướng chợ Dầu thì đến chùa Hương (lưu ý, đường này dành cho ô tô, xe máy không được đi).

Mùa lễ hội và thời gian du lịch chùa Hương

Hội chùa Hương diễn ra trong 3 tháng, bắt đầu từ mùng 6 tháng 1 đến tháng 3 âm lịch, đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng giêng đến 18 tháng hai Âm lịch. Du khách đến chùa Hương dịp này sẽ có dịp được chứng kiến và tham dự vào không khí sinh hoạt văn hóa của lễ hội. Tuy nhiên, đây cũng là khoảng thời gian rất đông du khách thập phương trong và ngoài nước, dịch vụ bị chặt chém. Vì thế, nếu chỉ với ý định tham quan, thưởng ngoạn phong cảnh nơi đây, Netviet Travel khuyến nghị các bạn nên tránh đi các tháng lễ hội này.

Tour du lịch Chùa Hương
Chùa Hương – phong cảnh hữu tình

Các tuyến tham quan du lịch chùa Hương

Chùa Hương là một quần thể kiến trúc rải rác trong thung lũng Suối Yến do đó có 4 tuyến hành hương là tuyến Hương Tích, tuyến Tuyết Sơn, tuyến Long Vân và Thanh Sơn.

– Tuyến Hương Tích: Đền Trình – Chùa Thiên Trù – Động Tiên Sơn – Chùa Giải Oan – Đền Trần Song – Động Hương Tích – Chùa Hinh Bồng.

– Tuyến Thanh Sơn: Chùa Thanh Sơn – Động Hương Đài.

– Tuyến Long Vân: Chùa Long Vân – Động Long Vân – Hang Sũng Sàm.

– Tuyến Tuyết Sơn: Chùa Bảo Đài – Động Chùa Cá – Động Tuyết Sơn.

Các điểm thăm quan nổi bật

Suối Yến Vĩ : Suối Yến (hay còn gọi là Yến Vĩ) là một con suối nhỏ nằm khiêm tốn trong khu du lịch Hương Sơn, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Sở dĩ suối có tên như vậy là do hình dáng của nó trông giống như đuôi của một con chim yến đang xòe rộng. Từ con suối này, theo dòng những con thuyền nhỏ ngược xuôi tấp nập nhưng vẫn theo hàng theo lối, ta có thể chiêm ngưỡng hết cảnh đẹp của vùng Hương Sơn, và đặc biệt, đây chính là cửa ngõ để ta có thể vào thăm ngôi chùa Hương nổi tiếng của đất Việt.

Suối Yến chùa Hương
Khám phá vẻ đẹp của Suối Yến chùa Hương

Đền Trình : Đền Trình có tên chữ là Ngũ Nhạc Linh Từ, tên dân gian thường gọi là Đền Trình – một di tích lịch sử văn hoá trong khu thắng cảnh Hương Sơn. Theo thuyết phong thuỷ, dãy núi Ngũ nhạc có hình thế một con rồng lớn, dáng núi uy nghiêm, minh đường tụ thuỷ, sinh khí trường tồn, từ xa xưa dân thôn đã dựng ở đầu dãy núi một ngôi đền nhỏ để thờ một vị thần Tướng đã góp công đánh giặc Ân phò Vua Hùng Huy Vương thứ VI. Ngoài sân Đền có tượng võ sĩ, voi chầu bằng đá tạo nên vẻ tôn nghiêm phảng phất chốn cung đình.

Đền Trình Chùa Hương
Thăm quan đến Trình chùa Hương

 

– Chùa Thiên Trù : Chùa còn có tên gọi là chùa Trò. Chùa Thiên Trù toạ lạc trên thềm núi Lão, được xây dựng từ đời vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497). Theo một số sử ký còn lưu lại, trong một chuyến tuần thú phương Nam lần thứ hai, vua Lê Thánh Tông cùng tướng sĩ qua vùng núi Hương Sơn nghỉ lại ở thung lũng núi Lão và cho quân lính thổi cơm ăn. Trong lúc thưởng ngoại cảnh sắc thiên nhiên, Vua xem thiên văn thấy vùng này ở vào vị trí của sao Thiên Trù (một chòm sao chủ về ăn uống) nên nhân đấy nhà vua đặt tên cho thung lũng này là Thiên Trù. Trước đây, chỉ là một thảo am nhỏ do hoà thượng Vân Thuỷ Thiền Thiên Trần Ðạo Viên Quang chân sáng lập. Trong kháng chiến chống Pháp chùa đã bị phá huỷ. Sau năm 1954 chùa được xây dựng lại. Năm 1991, Tam bảo Thiên Trù được xây dựng lại to đẹp hơn. Và hiện nay; với quần thể kiến trúc nguy nga, độc đáo Thiên Trù trở thành trung tâm của thắng cảnh Hương Sơn.

Chùa Thiên Trù chùa Hương
Thắp nhang lên chùa Thiên Trù – cầu bình an may mắn

Chùa Tiên Sơn : Chùa được dựng trên một ngọn núi cao. Chùa nhỏ, xinh, cổng tam quan vút cao như sắp bay lên. Chùa ở trong động gọi là động Núi Tiên, thờ Phật Bà Quan Thế Âm. Trong động có những nhũ đá rủ xuống với nhiều dáng vẻ khác nhau

Chùa Tiên Sơn chùa Hương
Khám phá chùa Tiên Sơn

Chùa Giải Oan : Chùa được dựng ở lưng chừng núi Long Tuyền, lúc đầu chỉ là một thảo am nhỏ bằng tre gỗ đơn sơ. Chùa đã qua trùng tu vào các năm 1928, 1937. Năm 1995 chùa được tu bổ thêm am Từ Vân, kè lại sân chùa. Chùa là nơi thờ phụng đức Bồ Tát Quán Thế Âm. Trong chùa có giếng Thanh Trì trong suốt không bao giờ cạn. Tương truyền đây chính là nơi đức Bồ Tát Quan Âm Diệu Thiện tắm, tẩy sạch bụi trần ai trước khi đi vào cõi phật. Từ đó giếng này được gọi là giếng Giải Oan, khách đi lễ thường múc nước nước uống để cầu mong giải thoát khỏi mọi nỗi oan ức trên đời

– Động Hương Tích : Hương Tích là một động đẹp nổi tiếng và đã được chúa Trịnh Sâm ( thế kỷ 17) tự tay đề năm chữ Hán lên cửa động: “Nam Thiên đệ nhất đông”(Ðộng đẹp nhất trời Nam), trọng tâm của khu du lịch quốc gia Hương Sơn.
Ðường lên động có nhiều chỗ quanh co, lúc lên dốc, lúc xuống dốc. Càng gần tới động thì dốc càng cao. Từ trên cao nhìn xuống, du khách sẽ nhìn thấy một vòm hang rộng sâu hun hút trông giống như hàm của một con rồng. Khoảng giữa cổng ra vào có một nhũ đá gọi là “đụn Gạo”. Đi sâu vào trong động có một lối lên Trời và một lối xuống Địa phủ. Trong động có pho tượng Phật bà Quan Âm làm bằng đá xanh tạc thời Tây Sơn và hàng vạn nhũ đá nhấp nhô với hình dáng kỳ lạ: Bầu Sữa Mẹ, Hoa Phiền Não, đụn Tiền, núi Cậu, núi Cô, Cây Vàng, Cây Bạc,…

Động Hương Tích chùa Hương
Khám phá động đẹp nhất chùa Hương – Đông Hương Tích

Chùa Vong Vân : Chùa nằm ở trên sườn núi, một nửa lấp sau núi Ân Sơn, một nửa lộ ra giữa rừng cây xanh biếc, mây trắng quấn quýt quanh năm. Chùa được xây dựng vào năm 1920. Ðộng Long Vân cũng được khai tạo vào thời gian này. Ðộng tuy nhỏ nhưng lam khói quanh năm nên lúc nào cũng tạo cho du khách cảm giác thần tiên thoát tục.

Chùa Long Vân
Chùa Long Vân tại quần thể Chùa Hương

– Chùa Tuyết Sơn : Sau khi vào chùa Thiên Trù, theo con đường nhỏ men sườn núi, rẽ trái đi phía nam khoảng 4km là tới khu Tuyết Sơn. Ðây là một quần thể đẹp thứ hai sau động Hương Tích. Suối Tuyết tuy nhỏ nhưng nước trong xanh, uốn lượn quanh co như một con rồng đang bò sâu vào trong dãy núi cao chất ngất. Ðiểm dừng đầu tiên trong tour du lịch này là vào thắp hương, trình lễ ở đền Trình Phú Yên. Sau đó vào Bảo Ðài cổ sái để lễ phật, nghe kinh. Chùa Bảo Ðài có phong cảnh phong quang u tịch. Trong chùa có toà Cửu Long có giá trị mỹ thuật khá cao.

Chùa Tuyết Sơn - chùa Hương
Chùa Tuyết Sơn – chùa Hương

Tham khảo tour du lịch chùa Hương của Netviet Travel hoặc gọi điện đến Công ty theo số điện thoại để được tư vấn tour du lịch chùa Hương.

Bản đồ

Zalo

Messenger

Gọi điện

Gửi email

Bạn cần hỗ trợ?