Thế hệ những người trung niên, nhất là phụ nữ thường có xu hướng thực hiện những chuyến du lịch tâm linh tìm về cội nguồn hoặc hướng đến miền đất thanh tịnh. Nắm bắt được nhu cầu của du khách, dịch vụ thuê xe 45 chỗ tại Hà Nội muốn giới thiệu đến khách hàng đến thành Luông của đất nước Lào nơi được mệnh danh là “thành phố được bảo tồn tốt nhất Đông Nam Á”.
Thành phố không có tiếng còi xe
Xa rời những thành phố náo nhiệt với đèn nhiều màu, tiếng xe cộ người qua lại để đến với Luông Pha Bang, thành phố yên tĩnh nhất đất nước Lào.
Đến đây du khách sẽ không thể bắt gặp những câu chửi tục, sự dối trá. Luông Pha Bang là mảnh đất của tín ngưỡng, truyền thống là kinh đô của những món đồ bạc được chế tác điêu luyện.
Chúng tôi tin chắc những vị khách du lịch trung tuổi người Việt sẽ thích thú với cuộc sống thân thiện, thật thà và không gian tràn ngập tâm linh với những chùa cổ, mộ tháp cổ, lăng tẩm cổ, cho nên, người Luông Pha Băng đối xử với nhau và đối xử với khách theo cách của những người hành lễ. Cung kính, nhỏ nhẹ, cùng là môn đệ của Phật, nên người ta luôn thương mến mở lòng với nhau để miệt mài hướng tới thế giới siêu nhiên khả kính kia. Họ biết rằng, không có sự giả dối và giành giật nào có thể qua được “thiên lý nhãn” của Đức Phật, mà Phật thì luôn cứu rỗi chúng sinh.
Cuộc sống cổ với những cái cây có linh hồn
Bạn rất ngạc nhiên về những cái cây có linh hồn ở Luông Pha Bang. Dịch vụ thuê xe 45 chỗ giá rẻ sẽ bật mí ngay cho bạn sau đây. Các cây cổ thụ của thành phố này mọc bao trùm thân cây rêu mốc, các loài thảo mộc ký sinh xanh mượt phủ kín thân và cành. Mỗi lần du khách đi qua đứng nhìn cảm giác như cây cổ thụ đó có sinh khi có sức sống.
Mùa về, sắc lá rực rỡ vàng nõn, tía đỏ tinh khôi. Mỗi cái cây có linh hồn, mỗi tàng cây cổ thụ là một báu vật thiên nhiên của Luông Pha Băng. Không du khách nào đến thành Luang lại không chụp ảnh các tán cây nhoài ra mặt sóng nước Mê Kông. Chiều về, các nhà sư trẻ mặc áo cà sa vàng cam óng ả, họ ríu rít đẩy nhau lên con thuyền bé nhỏ, tự khua nước đẩy thuyền qua sông Nậm Khăn hoặc sông Mê Kông trở lại nhà của mình.
Con thuyền vàng, dòng sông thiện lương cũng vàng lộng lẫy, bát ngát không gian cùng nhuốm màu Phật giáo. Ngôi làng của các nhà sư trẻ bên kia sông, dưới miên man bóng dừa, điệp trùng hoa trái, những nếp nhà lợp lá tiêu điều mà quyến rũ lạ thường. Mỗi cái cây ở nơi này đều được các tín đồ Phật giáo nắm cơm gác lên cành lá mỗi ngày. Nhiều người mới đến cứ ngỡ người Lào đang gài cơm, xôi lên cây cho chim, thú, hay giống vật nuôi nào về ăn. Phải có lòng thiện, có cõi thiền trong tâm, người ta mới thấm thía được cái cảnh dâng thức ăn cho nhà sư (khất thực), cũng như cảnh mời cây trong vườn ăn lộc mà người phàm trần dâng tặng đó.