Home » Du lịch » Kinh nghiệm du lịch Bái Đính đầu năm

Kinh nghiệm du lịch Bái Đính đầu năm

Cứ mỗi độ xuân về, du khách lại nô nức trẩy hội, đi lễ chùa đầu xuân. Và chùa Bái Đính là sự lựa chọn của nhiều người. Các bạn có thể tham khảo các kinh nghiệm du lịch Bái Đính đầu năm dưới đây để có một chuyến đi tốt nhất.

Du lich chua Bai Dinh
Du lịch chùa Bái Đính

Chùa Bái Đính là một quần thể chùa lớn tại vùng đồi núi thuộc thôn Sinh Dược, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Quần thể chùa Bái Đính gồm một khu chùa cổ và một khu chùa mới được xây dựng từ năm 2003. Chùa nằm trên sườn núi, giữa những thung lũng mênh mông hồ và núi đá. Nơi đây cách thành phố Ninh Bình 12km và cách cố đô Hoa Lư chỉ 5km, bên cạnh khu Du lịch Sinh thái Tràng An. Khu chùa Bái Đính nổi tiếng với nhiều kỷ lục tại Việt Nam bởi 5 cái nhất: chuông to nhất, nhiều tượng La Hán nhất, chùa lớn nhất, tượng phật to nhất, khuôn viên rộng nhất.

1. Đi lại như thế nào?

* Đi đến du lịch chùa Bái Đính:

Trước tiên là về kinh nghiệm đi lại trong chuyến hành trình du lịch Bái Đính. Ninh Bình cách Hà Nội khoảng 110km. Có khá nhiều phương tiện để bạn lựa chọn đến với Bái Đính. Từ Hà Nôi, bạn có thể đến Ninh Bình bằng xe khách, trung bình cứ khoảng 20 phút sẽ có một chuyến xe đến với Ninh Bình. Các nhà xe như: Mỹ Đình, Giáp Bát đều có xe về Ninh Bình. Chỉ mất khoảng 3 tiếng là bạn đã tới nơi rồi. Giá vé khoảng 60.000 – 70.000 đồng/vé ngồi điều hòa, giường nằm 140.000 đồng/vé.

Tàu Thống Nhất tuyến Hà Nội – Sài Gòn qua Ninh Bình: Có các tàu SE5, SE7, SE8, TN1, TN2 với các khung giờ 6h15, 10h5, 15h45… Thời gian khoảng 2 tiếng 30 phút.

Ngoài ra, bạn cũng có thể thuê xe riêng, bắt taxi hoặc xe buýt đường dài về Ninh Bình.

Nếu muốn tiết kiệm một phần chi phí và chủ động ngắm cảnh bên đường, du khách có thể đi xe máy đến Ninh Bình vì khoảng cách không quá xa.

Cách nữa là bạn có thể tham khảo tour du lịch chùa Bái Đính, du lịch Ninh Bình ghép khách của các đơn vị du lịch uy tín như Netviet Travel.

*Tại chùa Bái Đính

Phương tiện di chuyển phổ biến nhất và dễ dàng nhất, cảm giác thú vị nhất và ngắm cảnh được nhiều nhất đó là hai chân. Tuy nhiên, thực tế là khu du lịch chùa Bái Đính rất rộng, diện tích lên tới 107ha, cho nên sẽ khá tốn sức và thời gian nếu bạn đi bộ. Bạn có thể thuê xe điện để đưa lên chùa với giá vé là 30.000đ/người/lượt và 50.000đ/người/vé khứ hồi, trẻ em dưới 1m sẽ được miễn phí. Đường xe điện bao quanh chùa, với chiều dài khoảng 3km, điểm xuất phát tại trung tâm điều hành và cũng là nơi trả khách.

2. Thời gian ra làm sao?

Đến thăm quan du lịch chùa Bái Đính, quý khách có thể chọn dịp đầu năm để đi lễ chùa hoặc nếu không thì có thể đi vào mùa lúa để kết hợp đến thăm các địa điểm du lịch khác tại Ninh Bình. Kinh nghiệm là các bạn có thể đi du lịch Bái Đính – Tràng An vào khoảng tháng 2, tháng 5 và tháng 9 dương lịch là đẹp nhất.

Nếu bạn không có nhiều thời gian, bạn có thể đến du lịch Bái Đính đi về trong ngày, hoặc kết hợp các điểm khác ở Ninh Bình hoặc Quảng Ninh (như Hạ Long, Yên Tử) trong thời gian khoảng 2-3 ngày.

3. Thăm quan những gì?

Tới thăm quan chùa Bái Đính rộng 107ha, bạn nên đến thăm quan Điện thờ Tam Thế và Pháp Chủ rộng hàng ngàn mét vuông; tại ngôi chùa này có tượng Phật Tổ Như Lai bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á nặng 100 tấn và ba pho tượng Tam Thế, mỗi pho nặng 50 tấn…

Du lịch chùa Bái Đính
Du lịch chùa Bái Đính – tượng phật tam thế lớn nhất Việt Nam

 

Nhìn từ xa, chùa Bái Đính nổi bật trên nền trời xanh giữa những ngọn núi hùng vĩ. Ngay trên đường lên chùa, du khách đã gặp hai tháp chuông. Tháp lớn có 3 tầng, 24 mái, đặt quả chuông đồng nặng 36 tấn. Nét độc đáo là trên thân chuông có khắc bài kinh Đại Bi Bát Nhã bằng chữ Hán cùng nhiều hoa văn theo chủ đề Thiền học và Phật học. Đặc biệt, 500 tượng La Hán bằng đá trắng nguyên khối – mỗi vị một vẻ mặt khác nhau được những người thợ chạm khắc rất tinh xảo, sống động. Những khối gỗ quý, bức hoành phi, câu đối khổng lồ được sơn son thếp vàng cũng đang trong quá trình hoàn thiện, góp phần cho ngôi chùa càng thêm hoành tráng, rực rỡ.

Tham quan chùa Bái Đính, cũng là dịp khám phá núi Bái Đính. Núi này có ba hang, lưng chừng núi là hang Voi Phục đặt tượng Đức ông mặt đỏ, lên cao hơn nữa, bên phải hang Voi Phục là động Sáng thờ nhiều vị Phật và thần, bên trái là động Tối thờ bà chúa Thượng Ngàn. Các hang động ở đây cũng có nhiều nhũ đá đẹp không kém những hang động ở vịnh Hạ Long.

Nếu bạn đi dài ngày thì có thể kết hợp thêm các địa điểm khác như:  Tràng An, Tam Cốc – Bích Động, Cố đô Hoa Lư, núi Non Nước, vườn quốc gia Cúc Phương, nhà thờ đá Phát Diệm, suối nước nóng Kênh Gà, khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long

4. Ăn uống đặc sản nào?

Tại chùa Bái Đính, bạn có thể lên điện Tam Thế để ăn đồ chay. Ngoài ra, có thể thưởng thức các món đặc sản của Ninh Bình tại nhà hàng như:

– Thịt dê núi: Đặc sản dê núi Ninh Bình có đặc trưng là săn chắc, ít mỡ và có vị thơm vì dê được chăn thả tự nhiên trên núi đá vôi nên cơ thể săn chắc, lại được ăn nhiều loại rau tự nhiên trên núi thích hợp với sự phát triển của chúng. Người Ninh Bình có cách chế biến thịt dê rất đặc biệt và khéo léo, thịt dê ăn kèm với lá đinh lăng, lá mơ, lá sung… khiến thực khách nhớ mãi hương vị.

– Cơm cháy: Cơm cháy Ninh Bình khác với các vùng khác từ cách chiên cho đến nước sốt đi kèm. Cơm cháy ngon có màu vàng nhạt, đều hạt, giòn mà vẫn dẻo, vị bùi, béo mà không ngán.

Đặc sản cơm cháy Ninh Bình
Đặc sản cơm cháy Ninh Bình

– Nem Yên Mạc: Món nem chua Yên Mạc tương truyền có từ thời cụ Phạm Thận Duật, do con gái cụ học hỏi các đầu bếp nổi tiếng của cung đình rồi làm ra món nem này cho cha nhắm rượu. Ca dao địa phương Yên Mạc có câu:

“Yên Mạc đặc sản nem chua
Tiệc tùng đình đám thường mua về dùng”

– Rượu Kim Sơn: đây là loại rượu đặc sản của vùng đất Kim Sơn. Rượu được lên men bởi men thuốc bắc cổ truyền của một số dòng họ đã sống tại vùng  này.

Trên đây là một vài kinh nghiệm du lịch Bái Đính đầu năm Netviet Travel muốn chia sẻ cùng các bạn. Chúc các bạn có một chuyến đi du xuân vui vẻ và thành công.

Bản đồ

Zalo

Messenger

Gọi điện

Gửi email

Bạn cần hỗ trợ?