Home » Du lịch trong nước » Du lịch Nha Trang » Đến Nha Trang, tham quan khu di tích Tháp Bà Ponagar

Đến Nha Trang, tham quan khu di tích Tháp Bà Ponagar

Nha trang không chỉ níu chân du khách bằng một “miền thùy dương cát trắng” mà còn đưa du khách đến gần với nét văn hóa của người Chăm trong những vũ điệu quyến rũ, những câu chuyện thần bí. Hôm nay, dịch vụ thuê xe ô tô 7 chỗ tiếp tục gửi đến du khách truyền thuyết về tháp bà Ponagar – một trong những di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng nằm ở tả ngạn sông Cái Nha Trang.
Truyền thuyết tháp bà Panagar

Từ dưới chân núi, ngay sát quốc lộ, theo những bậc đá đi lên bạn sẽ gặp một khu đất bằng phẳng khoảng hơn 200m2, có 10 trụ gạch lớn cao trên 5m xếp thành bốn hàng trên nền gạch rộng. Theo các bậc đá lên cao mãi tới đỉnh núi là một nền đất rộng khoảng 500m2.

Theo Truyền Thuyết Người Chăm, Nữ vương Po Nagar – còn gọi là Yan Pu Nagara, Po Ino Nagar hay Bà Đen (nguời Việt Nam gọi là Thiên Y Thánh Mẫu Ana) – là vị nữ thần được tạo nên bởi áng mây trời và bọt biển, người tạo dựng ra trái đất, sản sinh gỗ quí, cây cối và lúa gạo. Bà có 97 chồng, trong đó chỉ một mình Po Yan Amo là người có uy quyền và được tôn trọng hơn cả. Bà có 38 người con gái, tất cả đều hóa thân thành nữ thần, trong đó có ba người được người Chăm chọn làm thần bảo vệ đất đai và còn thờ phụng cho tới ngày nay: Po Nagar Dara, nữ thần Kauthara (Khánh Hòa); Po Rarai Anaih, nữ thần Panduranga (Ninh Thuận) và Po Bia Tikuk, nữ thần Manthit (Phan Thiết).

Đến Nha Trang, tham quan khu di tích Tháp Bà Ponagar 1

Tương truyền, tượng bà Thiên Y Thánh Mẫu Ana theo tín ngưỡng phồn thực của người Chăm, không có quần áo. Po Nagar hiện nay được người Việt Nam sử dụng, nhưng đã cho nữ thần ăn mặc theo kiểu Phật. Ngôi đền này cũng nổi tiếng đối với các du khách.

Để tìm hiểu thêm về ảnh hưởng tôn giáo của vị nữ thần này, có thể xem thêm “The Vietnamization of Po Nagar” của Nguyễn Thế An, trong loạt bài giảng về quá khứ Việt Nam, được chỉnh sửa bởi K.W. Taylor và John K. Whitmore, chương trình Đông Nam Á, Đại học Cornell, Ithaca, NY 1995.

Kiến trúc tháp bà Ponagar ấn tượng

Đến đây, du khách sẽ khám phá nghệ thuật điêu khắc Chămpa được chạm trổ công phu. Ngay cổng chính là tượng Nữ thần Durga đang nhảy múa giữa hai nhạc công. Trên đỉnh tháp có tượng thần Shiva cưỡi ngưu thần Nandin. Nhiều du khách phải ngạc nhiên khi ngắm nhìn những “bức tranh” vũ công, người chèo thuyền…được tạc vào đá ở mặt ngoài tượng tháp.

Tầng dưới cùng : nằm ngang mặt đất, chỉ còn lại vết tích của ngôi tháp cổng, từ đây có những bậc thang bằng đá dẫn lên tầng giữa. Tầng giữa : còn gọi là Mandapa tức là nhà khách, dành cho những người hành hương nghỉ ngơi, chuẩn bị lễ vật. Mandapa dài 20m, rộng 15m, gồm 4 hàng cột hình bát giác, với 10 cột lớn và 12 cột nhỏ. Trên thân các cột lớn có các lỗ mộng, khoét sâu vào thân cột, đối xứng ngang bằng với đỉnh của các cột nhỏ.

Đến Nha Trang, tham quan khu di tích Tháp Bà Ponagar 2

Tầng trên cùng : là nơi các ngọn tháp tọa lạc. Nổi bật phía trước là ngôi tháp chính Ponagar to lớn, có chiều cao đến 23m, với các đặc điểm: Mặt ngoài tường tháp được trang trí bởi những hình điêu khắc sinh động như những vũ công, người chèo thuyền, xay gạo hay đi săn với cung tên… Trên đỉnh tháp có tượng thần Shiva cỡi ngưu thần Nandin, và các tượng linh vật như chim thiên nga, dê, voi… Bên trong là tượng nữ thần Ponagar được tạc bằng đá hoa cương màu đen, ngồi uy nghiêm trên đài sen, lưng tựa phiến đá lớn hình lá bồ đề. Đây là một kiệt tác về điêu khắc Chămpa, là sự kết hợp hài hòa giữa kỹ thuật tượng tròn và chạm nổi.

Dịch vụ thuê xe 7 chỗ giá rẻ được biết, cho đến nay kỹ thuật xây dựng tháp bà Pangar vẫn còn là một điều bí ẩn và điều bí ẩn này hứa hẹn sẽ vô cùng thu hút đối với du khách.

Bản đồ

Zalo

Messenger

Gọi điện

Gửi email

Bạn cần hỗ trợ?